BÀI 1: NGUỒN GỐC ĐẠO PHẬT

BÀI THỨ 1: NGUỒN GỐC ĐẠO PHẬT

  1. DẪN NHẬP

Như chúng ta đã biết, đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên lớn “khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến”, nghĩa là chỉ cho tất cả chúng sanh ai cũng có tri kiến Phật, Phật tánh trong mỗi con người, tánh sáng suốt, chơn như thanh tịnh bất biến hằng hữu trong mỗi con người. Đức Phật nói rằng: ta là Phật đã thành còn các ông các ngươi là Phật sẽ thành nhưng trong tương lai, bởi vì nếu chúng ta biết buôn bỏ những cái dục vọng trên thế gian này, không còn chấp trước thì chúng ta không còn đau khổ. Giống như chiếc gương kia tánh nó vốn là trong sáng nhưng để lau ngày bụi làm mờ đi nếu như ta không lau chùi thường xuyên thì khó mà trong, sáng. Do đó để thấy được chơn tâm, hay Phật tánh sáng suốt trong mỗi con người không ai khác trong chúng ta phải có cái nhìn ( trí tuệ ) tánh bình đẳng không phân biệt kẻ san người giàu, hơn thua tốt xấu, được mất…. Như vậy, đạo Phật có công năng diệu dụng như thế nào có thể đưa con người đến chơn thiện mỹ, chuyển mê khai ngộ, thấy tánh tỏ tâm, giờ đây chúng ta hãy tuần tự đi vào nội dung.

  1. NỘI DUNG
  2. Định ngĩa:
  3. Thế nào là đạo: Đạo có 3 nghĩa
  • Đạo là con đường như nhơn đạo, thiên đạo, địa ngục đạo…đã là con đường thì có tốt xấu, phải trái, thiện ác… còn chấp, bám víu nên không gọi là rốt ráo hoàn toàn được.
  • Đạo là bổn phận như đạo cha con, đạo thầy trò…phàm là bổn phận thì phải chịu phong tục tập quán của mỗi vùng miền nên chữ đạo này cũng không đúng với nghĩa chữ đạo trong đạo phật vậy.
  • Đạo là lý tánh tuyệt đối, là bản thể cái này mới sau, đạo mà nói được thì không phải là đạo, “đạo khả đạo phi thường đạo” vì đạo lìa nói năng, không thể nghĩ bàn. Đạo này mới đúng theo nghĩa cuả nhà phật vậy.
  1. Thế nào là Phật: Nói đủ là Phật-đà tiếng phạn Bouddha, trung hoa dịch giác giả. Giác có 3 bậc gồm:
  • Tự giác là tự mình giác ngộ, tự mình tu tập, vd: đức Phật ngồi 49 ngày đêm tư duy thiền định, khi sao mai vừa mọc ngài chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác. Gọi là vô sư tự ngộ.
  • Giác tha là đem cái đều mình giác ngộ đó chỉ cho người khác người này tu tập đạt ngộ có sự lợi ích như đức Phật vậy.
  • Giác hạnh viên mãn là khi mình và người khác giác ngộ hoàn toàn không còn tham sân si như thời kì đầu các đại để tử đức Phật vậy.

Chữ Phật là danh từ chung chỉ cho những ai tu tập đã giác ngộ hoàn toàn

  1. Vậy đạo Phật là con đường chơn chánh, hoàn toàn sáng suốt đưa đến bản thể của sự vật, là lý tánh tuyệt đối, lìa tất cả các hư vọng. Đạo Phật thể hiện tánh tự lợi và lợi tha, tự giác, giác tha, độ mình, độ người đưa đến an lạc giải thoát, viên mãn.
  2. Đạo Phật ra đời từ lúc nào
  • Về phương diện bản thể thì đạo Phật có từ lúc con người xuất hiện trên quả địa cầu này, có con người là có đạo phật.
  • Về phương diện lịch sử thì đạo Phật có từ 2561 năm tính đến năm 2017 trước chúa ziêsu 544 năm.
  • Khai sáng Đạo Phật là ai

Đức Thích Ca Mâu Ni nguyên là thái tử tất-đạt-tha nước kapilavastu ( ca-tỳ-la-vệ) ấn độ cổ đại, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu ma-da, họ ngài là kiều-đáp-ma nghĩa cù-đàm. Lúc nhỏ ngài có trí tuệ hơn người học đâu thuộc đó, đến nỗi các vị thầy giáo danh tiếng lúc báy giờ phải cúi đầu bái phục. sau đó ngài nhận ra cuộc đời khổ đâu và xuất gia tầm đạo, lúc này ngài học với các đạo sĩ nổ tiếng như ông Alara Kalama và Uddaka Ramaputtta chứng được vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ, đây là hai cấp độ thiền định nhưng Thái tử không bằng lòng sự chứng ngộ đó vì nó không đưa ngài đến an lạc giải thoát khổ đâu, ngài từ giả và đến tu khổ hạnh cùng 5 anh em Kiều-trần-như được một thời gian nhưng sau đó ngài nhận thấy khổ hạnh ép xát chỉ thêm đâu đớn bản thân rồi ngài từ bỏ và đi đến khu rừng ngồi thiền định sau 49 ngày đêm tư duy ngài chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác và đi khắp các nước ấn để truyền dạy giáo lý, lần đầu độ 5 anh em kiều-trần-như bằng bài pháp đầu tiên là tứ diệu đế, khiến cho 5 anh em này chứng quả và như vậy tăng bảo được thành lập, cuối cùng nhân duyên quả mãn ngài nhập diệt tại thành câu-thi-na trong rừng ta-la (song thọ) ngài thọ 80 tuổi. nhằm ngày 15 / 2 / âl.

  1. Giáo lý của đạo Phật

Giáo lý được đức Phật nói ra rất nhiều chúng ta học mãi không hết vì thế ngài Thiên Thai chia giáo lý đức Phật thành ngũ thời và bát giáo: hoa nghiêm, a hàm phương quảng, bát nhã, pháp hoa, niết bàn.

  • Ngũ thời là gì?

Hoa Nghiêm là thời thứ nhất:”Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật (Hoa Nghiêm đức Phật nói lần đầu trong 21 ngày). Nó cũng như nhật xuất tiên chiếu cao sơn, nghĩa là giáo lý Hoa Nghiêm Phật thuyết đầu tiên chiếu lên hàng thượng căn.

Thời thứ hai: “A hàm thập nhị” là thời Phật nói kinh A Hàm trong 12 năm. Thời A Hàm ví như nhật thăng thứ chiếu hắc sơn, mặt trời lên cao chiếu vào những chỗ núi tối.

Thời thứ ba là thời Phương Ðẳng Ðại thừa, như Phật nói các kinh Bảo Tích, Lăng Già, Lăng Nghiêm, cho các căn cơ vừa, trong 8 năm như nhật thăng chuyển chiếu cao nguyên (mặt trời lên cao chuyển chiếu cao nguyên).

Thời thứ tư là thời Bát nhã, “Nhị thập nhị niên Bát nhã đàm“; (22 năm Phật nói về Bát nhã) như Nhật thăng phổ chiếu đại địa, mặt trời lên cao chiếu khắp quả đất.

Thời thứ năm: là thời “Pháp Hoa Niết bàn cọng bát niên“. Trong 8 năm nói kinh Pháp Hoa, Niết Bàn cho hàng thượng căn, ví như nhật một hoàn chiếu cao sơn, khi mặt trời lặn trở lại chiếu núi cao.

  • Còn Bát Giáo là gì? Bát giáo đây có bốn hoá nghi và bốn hoá pháp. Bốn hoá nghi là gì? Là bốn nghi thức giáo hoá là đốn, tiệm, bí mật, bất định.
  • Bốn hóa nghi: đốn, tiệm, bí mật, bất định.
  • Đốn như trên đã nói, ( đốn ngộ nói ra là ngộ luôn dành cho người thượng căn thượng trí )
  • Tiệm ( tiệm tu, tu từ thấp lên cao ) là giáo lý tuần tự mà ngộ, căn cơ đó chỉ đi theo tiệm giáo chứ không đi theo đốn giáo được . Căn cơ đó phải tuần tự tu, đoạn hoặc dần dần chứ không theo như đốn giáo được.
  • Bí mật giáo là đức Phật nhằm căn cơ nào nghe được thì Ngài nói với căn cơ đó nghe, còn căn cơ khác thì không nghe được nên gọi là bí mật.
  • Bất định nghĩa là cũng một thứ giáo lý đó nhưng mỗi người một cách hiểu khác nhau, ( phật pháp là bất định pháp ).
  • Bốn hoá pháp: Tạng, thông, biệt, viên.
  • Nội dung trong 4 hoá pháp này là những lời đức Phật thuyết pháp.
  • Tạng giáo là nói về Tứ đế phân ra 4 loại: Tứ đế nói theo ý sanh diệt khác, nói theo ý vô sanh diệt khác. Tứ đế nói theo ý vô lượng khác, nói theo ý vô tác khác.
  • Ý nói rằng, từ khi đức Phật Chuyển pháp luân ở vườn Nai đến khi nói kinh Pháp Hoa cũng chỉ nói lý Tứ đế chứ không gì khác. Nhưng tính cách giai tầng Tứ đế có khác nhau mà thành ra bốn: tạng giáo, thông giáo, biệt giáo, viên giáo.
  • Sanh diệt Tứ đế ví dụ như tham ái là Tập đế, tu đạo đế thì diệt được tham ái, chứng được Diệt đế, như vậy là diệt Tập đế sanh Diệt đế, cái này diệt cái kia sanh, nên gọi là sanh diệt Tứ đế.
  • Nhưng đến khi đức Phật nói tất cả do duyên sanh, như vậy khổ, tập, diệt, đạo cũng là duyên sanh, duyên sanh là vô tánh, vô tánh là vô sanh, nên nói vô sanh Tứ đế.
  • Vô lượng Tứ đế là không phải khổ chỉ có 8 khổ và 3 khổ mà thôi, mà còn bao nhiêu cái khổ khác nữa nên gọi là vô lượng.
  • Tập đế không chỉ nói tham ái, kiến hoặc tư hoặc mà thôi mà còn vô lượng.
  • Diệt Ðế cũng vô lượng: Tự tánh Niết bàn, vô trụ xứ Niết bàn, hữu dư Niết bàn, vô lượng Niết bàn nên nói vô lượng Tứ đế và Tứ đế bản lai tịch tịnh không có tác khởi, nói về bản tính nó là vô sanh, khổ, tập, diệt, đạo đều vô tác, nên gọi là vô tác Tứ đế .

Như vậy, đây là do ngài Thiên Thai chia giáo lý ra để cho người đời sau dể học và hành trì.

Tóm lại giáo lý đức Phật nói rất nhiều nhưng tựu trung lại chỉ có 3 tạng:

  • Kinh: lời dạy từ kim khẩu đức Phật khi ngài còn tại thế giúp cho hàng đệ tử dứt trừ phiền não đi đến an lạc giải thoát
  • Luật: giới luật ngài chế ra nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc sanh khởi cho hàng đệ tử tu tập các việc lành
  • Luận: phần này do các thánh đệ tử phật giải thích tường tận ý nghĩa trong các kinh nhằm để hiểu học theo để phân biệt những lẽ phải của chánh đạo và tà đạo, qua đây trao dồi thân tâm thanh tịnh.
  1. Hoằng truyền giáo lý Đạo Phật

Sau khi Phật nhập Niết Bàn thì các vị đại để tử của ngài như Ca-diếp và A-nan và các vị khác thây đức Phật hoằng truyền giáo pháp ở Ấn Độ và các mước lân cận.

Giáo lý chia thành hai bộ phái lớn đó là thượng tọa bộ và đại chúng bộ sau khi đức nhập Niết-bàn khoản 100 năm.

  • Theravada hay Thượng Tọa Bộ về sau truyền bá xuống những quốc gia phương Nam và Ðông Ấn Ðộ, gọi là Nam truyền phật giáo hay tiểu thừa Phật giáo, hay nguyên thủy phật giáo và giáo lý lan rộng qua các nước như Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện, Căm Bốt, Lào, Việt Nam…v.v…
  • Mahasanghika hay Ðại Chúng Bộ được truyền từ hướng bắc gọi là Bắc truyền hay là đại thừa Phật giáo gồm có các nước như Trung Hoa, Tây Tạng, Việt Nam, Nhật Bản…
  1. Lợi ích của đạo Phật

Khi hiểu được vạn vật vũ trụ có mặt trên thế gian này đều do nhơn duyên hòa hợp mà sanh, còn duyên thì hòa hợp, hết duyên tan rả nên chúng ta không bị vô thường chi phối, đây gọi là chơn thường.

Mục đích của đạo Phật là đem lại sự an lạc và giải thoát an vui cho tất cả chúng sanh, chứ không phải làm cho chúng sanh đâu khổ, buồn tủi. gọi là chơn lạc.

Đạo Phật ra đời vì con người và chỉ có con người xã bỏ chấp ngã, không còn chấp thủ hay bị ràng buộc vào các pháp trên thế gian thây vào đó là cuộc sống tự tại khinh an đối với sự vật sự việc đến và đi đều, đây là chơn ngã.

Trên thế gian này với đầy dãy những ô trược, cấu uế, làm tâm chúng sanh bị chìm đắm, cho nên đạo phật ra đời nhằm mục đích chỉ cho chúng sanh nhận biết cõi ô trược ấy và buôn bỏ, gạn lọc để trở về với tâm thanh tịnh. Gọi là chơn tịnh.

  1. KẾT LUẬN

Sự có mặt của đạo Phật đem lại luồng gió mới cho xã hội Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung, mở ra lối thoát, trang sử vàng chói lọi cho con người đương thời đang chịu bế tắc mọi mặt như khủng hoảng về kinh tế, xã hội, văn hóa tập tục, tư tưởng triết học, đạo học.

Mặc dù đạo Phật trải qua với bề dày lịch sử hơn 26 thế kỉ nhưng những lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni không bị thời gian, không gian chi phối thây vào đó đạo Phật tồn tại và phát triển vượt bậc. Như vậy, đạo Phật phù hợp với chân lý, phù hợp với căn cơ trình độ, chủng tánh của mỗi con người, không phân biệt người giàu người nghèo…ai cũng có thể tu tập.

Ngày nay với tiếng độ khoa học kĩ thuật phát triển vượt trội nhưng không vì thế mà đạo Phật trở nên bị lạc hậu thây vào đó đạo Phật trở thành nền minh triết văn minh được nhân loại tôn sùng là đạo của sự sống là đạo của con người.

Bình luận về bài viết này